[vc_row][vc_column][vc_column_text]Bốn tuổi, trẻ em có biểu hiện một số cảm xúc. Bé có thể khóc khi bạn đọc một câu chuyện buồn. Bé cũng có thể an ủi bạn khi bé nghĩ bạn đang buồn.[/vc_column_text][vc_column_text]

1. Ý thức cái tôi rất rõ ràng

4 tuổi, trẻ đã biết phân biệt rõ mình và người khác, mình và thế giới xung quanh. Trẻ đã có thể biết đến tên của mình, tuổi, cha mẹ, con trai hay con gái, có thể so sánh một cách đơn giản mình và bạn khác. Trẻ rất quan tâm, chú ý đến những nhận xét của mọi người đến bản thân mình.[/vc_column_text][vc_column_text]Cha mẹ nên lưu ý việc này, không nên nói về trẻ với người khác trước mặt trẻ (khen, chê) để tránh cho trẻ có những thái độ không chính xác về bản thân (tự ti hoặc tự kiêu, …)[/vc_column_text][vc_column_text]Giai đoạn này, bé đã biết giữ gìn, duy trì mối quan hệ với người chăm sóc bằng cách suốt ngày luẩn quẩn bên cạnh người đó. Trẻ đôi khi tỏ ra thích ba hoặc mẹ hơn người kia, việc gì cũng bắt người đó làm cho mình (thường con trai đối với mẹ, con gái đối với ba), ví dụ như chỉ bác giúp việc cho ăn cơm, chỉ bà thay quần áo[/vc_column_text][vc_column_text]

2. Biết sở thích của mình

Tới lớp bé sẽ có bạn thân, thích chơi với bạn nào hơn. Về nhà bé tỏ ra quấn quít với người bé có nhiều tình cảm hơn. Bé có thể thích mẹ cho ăn cơm, thích ba dạy học, thích bà tắm cho và thường chỉ định rõ công việc cho người đó được “đặc quyền” giúp bé.[/vc_column_text][vc_column_text]Biết mình thích gì và không thích gì, ai làm mình buồn biết bày tỏ, biết giải thích và tranh luận.[/vc_column_text][vc_column_text]

3.Bắt chước người lớn

Trẻ 4 tuổi cực thích bắt chước người lớn. Trẻ thích chơi trò gia đình và tái hiện lại cuộc sống hằng ngày của gia đình bạn mà bé nhìn thấy. Bé gái thường bắt chước theo hành động của mẹ như trang điểm, chải đầu, ngắm nghía trước gương, cùng mẹ nấu cơm, quét nhà… Bé trai lai tỏ ra coi cha là hình mẫu lý tưởng, thích làm giống bố.[/vc_column_text][vc_column_text]Thích làm mọi thứ người lớn làm, thích được tự tay trải nghiệm mọi hoạt động từ trong nhà đến ra ngoài xã hội.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4602″ img_size=”medium” alignment=”center”][vc_column_text]

4.Muốn được công nhận là một người lớn

Khi bạn nói bé lớn rồi đã biết tự đánh răng hoặc tự mặc quần áo, bé sẽ dễ dàng tự động đi làm việc hơn. Trẻ 4 tuổi thích nói chuyện, hay cười hay nói, và yêu cầu người khác lắng nghe mình nói. Bé thường làm ra các hành động ngộ nghĩnh, gây cười để cha mẹ cười. Nếu thấy người lớn có biểu hiện trước cách nói của bé, bé thường lặp lại các hành động đó và tỏ ra khoái chí khi gây cười cho người lớn.[/vc_column_text][vc_column_text]Bé đã biết và thích được khen, được mọi người xem mình như một người lớn, không phải em bé. Thích chơi với các anh chị lớn hơn.[/vc_column_text][vc_column_text]

5. Biết nhận diện sự yêu ghét

Để ý thấy, trẻ 4 tuổi đã bắt đầu có sự phân biệt yêu ghét. Bé có thể rất nghe lời bố, răm rắp làm theo khi bố sai khiến. Nhưng với mẹ lại tỏ ra chống đối, bướng bỉnh. Bé sẽ tỏ ra ghen tị trước mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ, ví dụ như ghen với em bé[/vc_column_text][vc_column_text]

6.Kết bạn:

Bé sẽ chơi ngoan hơn với khoảng một đến hai người bạn mà bé ưa thích. Bé sẽ có xu hướng xây dựng tình bạn một cách rõ ràng, gần gũi đối với các bạn mà bé nhìn thấy thường xuyên và có các hoạt động tương tự như bé, các hành động này có thể chỉ là chơi nhào lộn, nghệ thuật hoặc thủ công.[/vc_column_text][vc_column_text]

Việc bé bốn tuổi có bạn rất quan trọng, đó là sự ảnh hưởng của cách bạn chơi với bé.

[/vc_column_text][vc_column_text]Khi bé bốn tuổi chơi với một người bạn chứ không phải là một người lạ nào đó, hoạt động của bé sẽ đa dạng hơn và bé sẽ đưa ra nhiều ý tưởng để duy trì tình bạn đó.[/vc_column_text][vc_column_text]Khoảng 2/3 trẻ em trong độ tuổi bốn tuổi sẽ chọn chơi với các bạn có cùng giới tính. Để tăng cường tình bạn cho bé, bạn hãy sắp xếp các cuộc gặp mặt, đi chơi ở nhà cũng như ở trường học. Bé bốn tuổi sẽ phát triển các kĩ năng cần thiết để trở thành một người bạn tốt, trở thành một người biết lắng nghe, nhận thức được cảm xúc của người khác và có khả năng chia sẻ. Những khả năng này sẽ làm cho con bạn hòa đồng hơn.[/vc_column_text][vc_column_text]

7. Các hiểu biết về tình cảm khác của bé:

Bốn tuổi, trẻ em có biểu hiện một số cảm xúc. Bé có thể khóc khi bạn đọc một câu chuyện buồn. Bé cũng có thể an ủi bạn khi bé nghĩ bạn đang buồn.[/vc_column_text][vc_column_text]Bạn nên giúp đỡ bé phát triển lòng nhân ái của mình bằng cách nói về các tình huống mà bạn biết. Ví dụ, nếu bạn nhìn thấy một ai đó đang đợi xe bus dưới trời mưa, bạn và bé hãy suy đoán về cảm xúc của người đó nếu họ bị lỡ xe bus.[/vc_column_text][vc_column_text]

Bé ngày càng cần sự riêng tư nhiều hơn, điều này rất quan trọng với cảm giác của bé.

[/vc_column_text][vc_column_text]Có lẽ có một vài bí mật bé muốn chia sẻ với bạn của mình hoặc với một chú gấu yêu thích. Bạn nên xem xét tạo một góc riêng tư thích hợp cho bé, có thể chỉ là một góc nhỏ trong phòng ngủ cũng được.[/vc_column_text][vc_column_text]Phần lớn thời gian, bé bốn tuổi sẽ không bám dính lấy bạn, có những bé sẽ gây một chút rắc rối, nhưng có những bé hoàn toàn độc lập và không gây một chút phiền hà nào cả. Bé mong muốn được ra ngoài sân mỗi ngày để chơi cùng bạn bè của mình và bắt đầu thích đi học và mong muốn được đi học.[/vc_column_text][vc_column_text]Bạn cũng không cần lo lắng quá, sự chú ý, khen ngợi và tình yêu vô điều kiện của bạn sẽ là ảnh hưởng tích cực cho bé.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]