[vc_row][vc_column][vc_column_text]Thời tiết mùa xuân là cơ hội lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây ra một số bệnh mùa xuân ở trẻ em.

Thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới luôn có những thay đổi về khí hậu. Điều này có thể khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Để con không quá mệt mỏi vì mắc phải các bệnh mùa xuân ở trẻ em dưới đây, bố mẹ cần nắm rõ cách đề phòng và điều trị của từng loại bệnh.

Viêm mũi dị ứng, hen phế quản đứng đầu trong danh sách bệnh mùa xuân ở trẻ em phổ biến nhất

Mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí. Đây chính là thủ phạm gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi ở trẻ. Đặc biệt với trẻ có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa. Khi trẻ hít phải phấn hoa, mẹ hãy dùng nước muối vô khuẩn nhỏ mũi để làm sạch phấn hoa. Sau đó, bé cần được đưa đến bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4722″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Việc phòng bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ là một điều hết sức quan trọng. Trẻ cần mặc đủ ấm khi đi đường, có chế độ ăn đủ dinh dưỡng để tăng đề kháng cho trẻ. Cha mẹ nên tránh cho trẻ đến những nơi nhiều khói bụi, khói thuốc, phấn hoa…

Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota

Đây là bệnh tiêu hóa do nhiễm khuẩn virus Rota. Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng lại có xu hướng tăng mạnh ở mùa Đông – Xuân. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và dễ gây thành dịch. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là nôn ói nhiều lần trong 1-2 ngày đầu tiên. Sau đó trẻ giảm ói và bắt đầu tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Điều này khiến cho trẻ nhanh chóng bị mất nước.

Khi trẻ bị nhiễm virus Rota, nên bù nước đầy đủ cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ rất dễ bị nôn khi uống nước. Do đó đây là bệnh không dễ chữa trị. May mắn là hiện tại đã có vaccine phòng ngừa virus Rota. Cha mẹ cần cho trẻ uống vaccine ngừa bệnh từ 6-8 tuần tuổi.

Dịch cúm mùa

Dịch cúm cũng được xem là một trong những bệnh mùa xuân ở trẻ em khi thời tiết trở lạnh. Triệu chứng bệnh bao gồm ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ. Bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt. Trong nhiều trường hợp, cúm sẽ làm cơ thể trẻ yếu đi và bị nhiễm thêm các bệnh lý khác. Viêm thanh khí, viêm phế quản, viêm phổi là những biến chứng trẻ có thể mắc do cúm mùa.

Việc điều trị cúm mùa cho con không quá khó khăn. Tuy nhiên tốt hơn hết là chúng ta nên phòng bệnh cho trẻ bằng vaccine. Hiện nay cha mẹ có thể cho con tiêm vaccine phòng bệnh cúm mùa tại nhiều cơ sở y tế. Bé sẽ được chích 2 liều cách nhau 1 tháng trong năm đầu tiên và nhắc lại mỗi năm 1 lần.

Sốt phát ban

Thời điểm này bé thường nhiễm các loại siêu vi gây sốt như rubella, parvovirus. Bệnh thường biểu hiện sốt cao liên tục trong 3 ngày đầu. Sau đó sốt sẽ giảm đi và hết hẳn vào ngày thứ 5, 6 của bệnh. Lúc này trên người trẻ sẽ trổ ra những mảng ban hồng, lan từ mặt đến chân rồi lặn dần đi. Bệnh này thường khiến trẻ rất mệt mỏi, li bì và mất nước do sốt. Khi trẻ có các dấu hiệu trên, phải đi khám bệnh ngay khi trẻ có biểu hiện sốt.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4729″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Hầu hết các virus gây sốt phát ban đều lây lan qua đường hô hấp. Bố mẹ có thể áp dụng một số cách phòng tránh sốt phát ban cho con như sau:

– Đeo khẩu trang cho trẻ, tránh tiếp xúc với người bệnh;

– Dùng các loại thức ăn uống giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng

– Giữ ấm cho bé trong ngày lạnh và tránh ra nắng trong ngày nóng.

Để phòng tránh căn bệnh mùa xuân ở trẻ em này, cha mẹ có thể cho con chích ngừa sởi- quai bị- Rubella.

Thủy đậu hoặc trái rạ

Đây cũng là một trong những bệnh mùa xuân ở trẻ em thường gặp. Bệnh thủy đậu dễ lây lan nên rất dễ bùng phát thành dịch bệnh. Biểu hiện của bệnh là bóng nước nổi khắp cơ thể kể cả vùng niêm mạc như miệng, hậu môn. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, thủy đậu có thể bội nhiễm, gây nhiễm trùng huyết hay viêm não.

Cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả và an toàn là tiêm vắc xin cho trẻ trước mùa dịch ít nhất một tháng. Bởi vắc xin thủy đậu cần 2-3 tuần để phát huy tác dụng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng lưu ý tránh trở thành nguồn bệnh trung gian lây cho con. Bố mẹ cần đảm bảo không tiếp xúc với trẻ, không cho trẻ ăn khi chưa vệ sinh tay chân. Ngoài ra, gia đình nên giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

Bệnh chàm da

Ngoài ra, tiết trời mùa xuân cũng là thời điểm trẻ gặp phải một số bệnh về da. Tiêu biểu nhất là bệnh chàm (eczema), nổi mề đay… Đây là những căn bệnh khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. Thậm chí, một số trẻ gãi chỗ ngứa làm chảy máu, gây nhiễm trùng da. Đây là những bệnh chưa có vaccine ngăn ngừa. Khi con nhiễm bệnh, các bậc phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Ngoài ra bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám bệnh sớm.

Viêm giác mạc

Virus gây viêm giác mạc xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân. Khi bị viêm giác mạc, trẻ sẽ cảm thấy sợ ánh sáng. Con cũng sẽ thường xuyên chảy nước mắt hay bị đau và mẩn đỏ. Trong mắt trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti mọc theo từng cụm. Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Vì vậy, các mẹ hãy chú ý cho con đeo mắt kính chắn bụi và tránh tới những nơi đông người.

Trên đây là một số bệnh mùa xuân ở trẻ em thường gặp phải. Cha mẹ nên lưu ý để bảo đảm sức khỏe cho con khi thời tiết chuyển mùa nhé![/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]