[vc_row][vc_column][vc_column_text]Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan trong chất béo – thành phần quan trọng tham gia vào sự tăng trưởng mật độ xương và răng. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ thiếu vitamin D khiến sự hấp thu và chuyển hóa canxi, phosphat trong đường ruột bị ảnh hưởng, gây ra một loạt biến chứng cho sức khỏe.

Nhóm Vitamin D gồm có vitamin D2 và vitamin D3, trong 2 loại đó thì vitamin D3 được nhiều người biết đến hơn cũng như nó có vai trò quan trọng hơn.

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ em? Đó là mối quan tâm rất lớn của các mẹ có con đang trong giai đoạn phát triển, cũng như phụ nữ đang mang thai.[/vc_column_text][vc_column_text]

Tại sao mọi người, đặc biệt là trẻ em, cần vitamin D?

Theo TS.BS Phạm Thị Thu Hương (Trưởng Hệ thống Phòng khám dinh dưỡng – y học vận động Nutrihome miền Bắc), trẻ em cần vitamin D cho sự tăng trưởng và phát triển của xương (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tối thiểu 400 IU vitamin D mỗi ngày). Vitamin D giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, sẽ tác động tiêu cực đến sự hấp thu và chuyển hóa canxi. Do đó, biểu hiện của thiếu vitamin D chính là dấu hiệu của thiếu canxi ở trẻ.

Trẻ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra các bệnh còi xương (một chứng loãng xương ở trẻ em), chậm phát triển vận động, yếu cơ, đau nhức và là yếu tố nguy cơ gây gãy xương.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4258″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]

Ai có nguy cơ bị thiếu vitamin D?

Những trẻ thuộc nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D:

  • Ở trong nhà gần như cả ngày, không hoạt động bên ngoài và không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc sinh sống ở xứ lạnh, ít ánh nắng.
  • Luôn được che chắn quá kỹ (mặc áo trùm kín người, đội mũ rộng vành, mang vớ…) mỗi khi ra ngoài.
  • Da sẫm màu
  • Đang mắc một chứng bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động trong cơ thể (ví dụ như bệnh gan, bệnh thận, bệnh celiac) hoặc đang uống một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D.
  • Bú mẹ suốt một thời gian dài và bản thân cơ thể người mẹ có lượng vitamin D thấp.
  • Béo phì
  • Khẩu phần ăn thiếu vitamin D hoặc thiếu chất béo
[/vc_column_text][vc_single_image image=”4722″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]

Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D

Trẻ thiếu vitamin D có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

1. Triệu chứng hạ canxi

  • Khi cơ thể thiếu vitamin D, sự hấp thu và chuyển hóa canxi sẽ bị ảnh hưởng. Một số triệu chứng hạ Canxi thường gặp ở trẻ là quấy khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng, thóp đóng chậm, rụng tóc vành khăn…

2. Đau xương

  • Vitamin D giúp duy trì sức khỏe của xương. Vì thế, khi thiếu hụt vitamin D, trẻ sẽ cảm thấy đau nhức khắp người, thường xuyên khó chịu, quấy khóc.

3. Biến dạng xương

  • Tùy theo độ tuổi mà trẻ có các biểu hiện khác nhau: lồng ngực ức gà hoặc ức lõm, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng…

4. Chậm phát triển thể chất

  • Trẻ biếng ăn chậm phát triển chiều cao và vận động so với trẻ cùng lứa tuổi.

5. Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh

Một trong những vai trò quan trọng của vitamin D là giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để chống lại vi-rút và vi khuẩn gây bệnh. Khi thiếu vitamin D trẻ dễ bị cảm lạnh hoặc cúm.[/vc_column_text][vc_column_text]

Cách điều trị và phòng ngừa tình trạng trẻ thiếu vitamin D 

Tắm nắng cho trẻ

Vitamin D được tổng hợp từ tiền chất có sẵn trong da khi có sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (chiếm 80% nhu cầu cơ thể).

Bạn cần cho trẻ tắm nắng hoặc hoạt động dưới ánh nắng mặt trời 3-10 phút mỗi ngày, vào thời điểm có cường độ UVB cao nhất, khi bóng người ngắn hơn chiều cao (9h-15h). Tuy nhiên, các mẹ nên cho trẻ phơi nắng trong khoảng thời gian phù hợp để tránh nguy cơ gây ung thư da.

Khi tắm nắng cần tắm trực tiếp (lưu ý che mắt cho trẻ). Nên thay đổi vị trí chiếu nắng mỗi 1 phút (thay phiên giữa ngực và lưng, chân, tay). Không thoa kem chống nắng cho bé trong thời gian phơi nắng.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4462″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]

Vitamin D và thực phẩm

TS.BS Hương cho biết thêm: Vitamin D là vi chất dinh dưỡng có thể được tạo ra khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, có tới 50% người trên thế giới không nhận đủ ánh nắng, dẫn tới 40% bị thiếu vitamin D.

Do đó, bên cạnh việc tăng cường cho bé tiếp xúc với ánh nắng, bạn cần bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin D vào thực đơn hàng ngày của bé, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D.

Đây là 7 thực phẩm bổ sung vitamin D:[/vc_column_text][vc_single_image image=”6408″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]

1. Cá hồi

Cá hồi là một loại cá béo rất giàu vitamin D. Trung bình, 100g cá hồi đánh bắt tự nhiên chứa tới 988 IU vitamin D. Đối với cá hồi nuôi, con số này chỉ là 250 IU vitamin D.

2. Cá trích và cá mòi

Cá trích tươi cung cấp 216 IU trong mỗi 100g. Cá trích ngâm giấm cũng là một nguồn vitamin D dồi dào với 112 IU/100g. Song, vì là thực phẩm đóng hộp nên cá trích ngâm cũng chứa khá nhiều natri. Cho nên, bạn cần cân nhắc trước khi cho bé dùng.

Trong khi đó, cá mòi đóng hộp chứa 177 IU/100g. Một số loại cá béo giàu vitamin D khác như cá thu, cá bơn… cũng là lựa chọn tuyệt vời.

3. Dầu gan cá tuyết

Nếu con bạn không thích ăn cá, uống dầu gan cá tuyết là cách giúp bé hấp thu lượng vitamin D cần thiết. Đây là một nguồn vitamin D dồi dào, với khoảng 448 IU mỗi thìa cà phê (5 ml).

Ngoài ra, dầu gan cá tuyết còn chứa vitamin A và axit béo omega-3, rất cần thiết cho sự tăng trưởng của bé.

4. Cá ngừ đóng hộp

Mỗi 100g cá ngừ đóng hộp chứa 268 IU vitamin D. Tuy nhiên, loại cá này có chứa nhiều thủy ngân. Khi tích tụ trong cơ thể, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, dù bé thích đến mấy, bạn cũng chỉ nên cho bé ăn không quá 170g cá ngừ đóng hộp mỗi tuần.

5. Lòng đỏ trứng

Nếu lòng trắng trứng chứa nhiều protein thì chất béo, vitamin và khoáng chất được tìm thấy chủ yếu trong lòng đỏ. Một lòng đỏ trứng chứa 37 IU vitamin D.

6. Nấm

Nấm hoang dã chứa tới 2.300 IU vitamin D trong mỗi 100 gram. Nấm được xử lý bằng tia UV cũng cung cấp 130-450 IU/100g. Trong khi đó, nấm thương mại thường được trồng trong bóng tối và chứa rất ít vitamin D2.

7. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa, sữa chua… không chỉ giàu canxi mà còn chứa lượng vitamin D dồi dào, giúp bé giảm nguy cơ thiếu vitamin D. Mỗi cốc sữa bò (tương đương 237ml) chứa khoảng 115-130 IU vitamin D. Các loại sữa khác như sữa đậu nành, sữa hạt cũng thường được bổ sung loại vitamin này.[/vc_column_text][vc_column_text]

Vitamin D và dược phẩm

Dược phẩm là nguồn bổ sung vitamin D chủ yếu ở trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ tuy là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng không cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin D cho trẻ. Trung bình, một lít sữa mẹ chỉ chứa từ 15 đến 50 IU vitamin D. Do nồng độ thấp vitamin D trong sữa mẹ, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kì khuyến cáo trẻ bú sữa mẹ toàn toàn hoặc một phần (uống kèm sữa công thức) cần được bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày, bắt đầu vài ngày sau sinh.

Đối với trẻ bú sữa công thức đủ 1 lít mỗi ngày thì không cần bổ sung vitamin D vì hầu hết sữa công thức đều chứa đủ 400 IU vitamin D/lít. Trường hợp bé bú không đủ 1 lít sữa công thức thì vẫn cần phải bổ sung 400 IU mỗi ngày. Sau một tuổi, nếu trẻ ăn uống da dạng thì không cần bổ sung thêm vitamin D nữa.

Trường hợp trẻ bị còi xương, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm xác định xem có thiếu vitamin D hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung vitamin D với liều lượng tùy thuộc độ tuổi và mức độ thiếu hụt.[/vc_column_text][vc_column_text]

NHỮNG LƯU Ý KHI BỔ SUNG VITAMIN D CHO TRẺ

Trên thị trường có rất nhiều chế phẩm giúp bổ sung vitamin D như Aquadetrim (500 IU/giọt), Sterogyl (400 IU/giọt), Infadin (800 IU/giọt) … Với những chế phẩm vitamin D dạng giọt, các bậc phụ huynh cần sử dụng ống nhỏ giọt đúng cách và đúng liều lượng, chỉ dùng ống nhỏ giọt đi kèm với sản phẩm để tránh trường hợp quá liều. Trẻ bị xem là quá liều vitamin D khi được bổ sung trên 1.500 IU mỗi ngày trong thời gian dài. Hậu quả quá liều vitamin D là tăng calci máu, dẫn tới chán ăn, nôn, buồn nôn, vôi hóa sụn, mạch máu…. Calci máu tăng quá cao cũng khiến trẻ bị sỏi thận, lắng đọng calci vào thận dẫn đến hư thận. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh cần ngưng thuốc ngay và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]