Ngoài những tác dụng phổ biến mà hoạt động tạo hình mang lại, vai trò phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ mà hoạt động tạo hình mang lại được đánh giá khá cao, các nhà giáo dục học không ngừng khai thác và nghiên cứu để phát huy tối đa vai trò này để giúp ích cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4412″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Hoạt động tạo hình giúp phát triển trí tuệ, tăng khả năng nhận thức cho trẻ như thế nào?
Hoạt động tạo hình bao gồm nhiều hoạt động như: Vẽ, nặn, xé dán, cắt. Trong một quá trình của hoạt động tạo hình cụ thể, trẻ sẽ được biết đến công dụng, đặc điểm, tính chất của từng loại vật liệu: giấy, bút chì màu, hồ – keo dán, đất nặn…
Với bất kỳ đối tượng nào cần tạo hình, trẻ cũng đều cần sử dụng đến tất cả các giác quan, sự ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy về hình dáng, đặc trưng, màu sắc, kích thước của đối tượng để thể hiện được hết ý tưởng về đối tượng của mình.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4153″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Sự tò mò, nhu cầu tìm tòi, khám phá của trẻ sẽ phát sinh khi các biểu tượng đồ vật xung quanh hạn hẹp, từ đó thúc đẩy năng lực hoạt động của trí tuệ của trẻ phát triển.
Do vậy, hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của năng lực trí tuệ, tăng khả năng nhận thức, vốn hiểu biết về thế giới quan xung quanh của trẻ.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4108″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Ngoài ra, hoạt động tạo hình còn đem lại những điều kỳ diệu cho trẻ mầm non như:
- Giúp trẻ phát triển tình cảm – đạo đức.
- Phát triển tình cảm thẩm mỹ và khả năng thể hiện.
- Phát triển thể chất.
- Rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong học tập cho trẻ.