Trò chơi 1: Vật ngón tay
Thật khó đứng yên khi đang xếp hàng chờ, nhưng những trò chơi như đuổi nhau hay trốn tìm thì không phù hợp. Hãy thử cho bé chơi trò vật ngón tay trong trường hợp này nhé.
Cách chơi: Nắm chặt tay giơ ngón cái lên và không sử dụng các ngón tay khác. Cố gắng là người đầu tiên để ngón cái của đối thủ xuống khi đếm đến ba.[/vc_column_text][vc_column_text]
Trò chơi 2: Oẳn tù tì
Cách chơi: khi đếm đến ba, mỗi người sẽ giơ tay ra. Quy định búa là nắm đấm, tờ giấy là bàn tay xòe ra, kéo là giơ 2 ngón tay lên và hơi nghiêng bàn tay để bắt chước cái kéo đang cắt. Hãy nhớ là giấy bọc búa, búa làm vỡ kéo và kéo cắt giấy.[/vc_column_text][vc_single_image image=”6448″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]
Trò chơi 3: Bingo ngồi ghế sau
Cách chơi: Để sẵn 1 bộ bài bingo và bút đánh dấu trong khoang để găng tay trên xe. Người chơi có thể tìm các số trên biển đăng ký xe, biển báo trên đường và các tòa nhà.[/vc_column_text][vc_column_text]
Trò chơi 4: Tìm đồng xu
Trò chơi bằng tay này có sử dụng các cốc uống nước và một quả bóng.
Cách chơi: Xếp ba gói đường thành một hàng, đảm bảo chúng có cùng màu với nhau. Giấu đồng xu bên dưới một trong các gói, sau đó bắt đầu di chuyển các gói đường theo hình tròn nhanh nhất có thể. Khi bạn dừng lại, hãy hỏi con đồng xu đang ở đâu.[/vc_column_text][vc_column_text]
Trò chơi 5: Chơi cờ Caro với ống hút và gói đường
Cách chơi: Dùng các ống hút để tạo một bảng cờ Caro và dùng gói đường thay cho dấu X và O. Trò chơi này phù hợp với những trẻ mẫu giáo lớn vì đòi hỏi cần chiến lược để chơi. Nếu bé 3 tuổi thích sử dụng ống hút và gói đường để tạo hình hoặc tập đếm.[/vc_column_text][vc_column_text]
Trò chơi 6: Đoán xem tay nào
Cách chơi: Để hai bàn tay ra sau lưng, đặt một vật nhỏ như đồng xu vào một tay và nắm tay lại để giấu đi. Đưa 2 nắm đấm ra trước mặt người bạn cùng chơi và không nói đồng xu nào ở tay nào. Sau đó bảo chọn tay nào đang giấu đồng xu “Tay nào trước, tay nào sau?.[/vc_column_text][vc_column_text]
Trò chơi 7: Chấm và Ô – trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non phổ biến nhất
Cách chơi: Sử dụng bút và giấy, tạo một bảng gồm 10 chấm ngang và 10 chấm dọc, tổng cộng sẽ có 100 chấm. Lần lượt nối 2 chấm theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Người chơi nào vẽ được một ô vuông sẽ viết chữ cái đầu tiên của tên mình vào giữa ô. Người nào được nhiều ô vuông được đánh dấu tên mình nhất khi kết thúc trò chơi là người chiến thắng.[/vc_column_text][vc_single_image image=”6332″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]
Trò chơi 8: Trò chơi nặn đất sét
Trong những trò chơi tĩnh thì nặn đất sét là trò chơi được nhiều trẻ yêu thích nhất. Qua trò chơi, trẻ được rèn luyện đôi tay khéo léo, kích thích trí tưởng tượng và phát triển trí thông mình của trẻ.
Ở trò chơi này, bé có thể tự sáng tạo ra những con vật ngộ nghĩnh hoặc cho bé xem những mẫu có sẵn trên mạng để bắt chước làm theo.
Hi vọng với những trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non này sẽ đem lại những phút giây vui vẻ cho bé. Đặc biệt có thể rèn luyện thể lực, kích thích não bộ và khả năng tư duy của bé. Hãy luôn đồng hành cùng Trẻ Thơ để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích nhé.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][/vc_column][/vc_row]