Giáo dục giới tính cho trẻ là câu chuyện không hồi kết của những bậc làm cha làm mẹ. Có cần phải đợi đến đủ 18 tuổi thì trẻ mới được dạy về giáo dục giới tính hay không? Và nếu như chưa được dạy bảo đúng đắn, trẻ sẽ xoay sở vấn đề giới tính của chính mình và bạn bè như thế nào?
Giáo dục giới tính cho trẻ – “đúng chuyện, đúng độ tuổi”
Nỗi e ngại về giới tính
Câu chuyện giới tính là nỗi sợ mơ hồ không chỉ của bố mẹ mà của cả thầy cô giáo. Người lớn có thể giải thích tất tần tật mọi thắc mắc của trẻ. Nhưng khi trẻ hỏi về giới tính, người lớn lại khá lúng túng, ít khi giải thích cho trẻ hiểu tường tận.
Không giống như phụ huynh phương Tây giáo dục giới tính cho trẻ từ rất sớm, bố mẹ Việt Nam vẫn rất e ngại khi nhắc đến câu chuyện giới tính. Vô tình, chính thái độ ỡm ờ, úp úp mở mở của bố mẹ đã đặt ra câu hỏi trong bé: Đó là cái gì? Tại sao bố mẹ không nói cho mình biết?
Nếu bé không được giáo dục giới tính kịp thời, chuyện gì sẽ xảy ra?
Thông thường, cái gì càng cấm, người ta càng dễ vướng vào. Trẻ con rất tò mò nên hay đặt ra nhiều câu hỏi. Bố mẹ càng lảng tránh, bé càng ấm ức muốn được giải đáp. Nếu người lớn bỏ lơ hoặc trả lời khiến bé không thoả mãn, bé sẽ tìm mọi cách để tìm hiểu.
Việt Nam hiện đang thuộc top 3 quốc gia có tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên và top 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới. Bên cạnh những con số này, hàng loạt vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra thường xuyên với tính chất ngày càng phức tạp.
Những tin tức về nhật ký sex của các học sinh này có được xem là lời cảnh tỉnh các bậc phụ huynh về sự quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ?
Độ tuổi nào nên bắt đầu giáo dục giới tính cho con?
Giáo dục giới tính trễ sẽ không tốt nhưng giáo dục quá sớm cũng chẳng hay. Vậy, nên bắt đầu giáo dục giới tính cho con ở độ tuổi nào?
Tuỳ vào từng thời điểm, bố mẹ nên cân nhắc để giáo dục cho bé tốt nhất. Nội dung và phương thức giáo dục sẽ thay đổi dựa theo sự phát triển của trẻ.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4605″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]
Trẻ từ 2 đến 8 tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu có những tò mò, khám phá về cơ thể mình. Bố mẹ nên cho bé hiểu những kiến thức gần gũi và đơn giản nhất. Bé cần được giới thiệu về các bộ phận của cơ thể, tác dụng của bộ phận đó và hiểu được cách đơn giản để giữ gìn vệ sinh.
Bố mẹ cần dạy cho bé cách phòng tránh tối thiểu với những người xung quanh. Hãy để cho trẻ tự hào về cơ thể – vốn quý của mình – và biết được cách bảo vệ cơ thể cũng là điều bé cần được học.
Trẻ từ 9 đến 14 tuổi
Độ tuổi này là giai đoạn tiền dậy thì, các bé cần được dạy cách phân biệt cơ thể con trai, con gái và tôn trọng sự khác biệt đó.
Bố mẹ cũng đừng quên tập cho con thái độ bình tĩnh khi đối mặt với những thay đổi của cơ thể mình. Không lo lắng hay sợ hãi, bé cần bình tĩnh nhìn nhận về mọi chuyện.
Với những bé dậy thì khá sớm, bố mẹ cần bên cạnh giảng giải và trả lời tất cả những thắc mắc của bé. Sau khi hiểu được bản chất vấn đề, nghe phân tích sâu sắc về các hệ lụy trong hiện tại và tương lai, bé sẽ có khả năng học cách phòng tránh khá tốt.
Sau 15 tuổi
Đây là giai đoạn dậy thì.
Trong giai đoạn này, bé cần được làm quen về những vấn đề sinh sản, những phản ứng của cơ thể,…Học cách quan hệ tình dục an toàn, các biện pháp phòng tránh khi quan hệ.
4 cách giáo dục giới tính cho trẻ
Cùng con khôn lớn
Thật tuyệt vời khi bố mẹ là người bạn đồng hành cùng con trên hành trình tìm hiểu giới tính. Bé không chỉ lớn về thể xác mà luôn luôn phát triển tâm hồn. Nếu có thể cùng con đi từng bước thật vững qua giai đoạn “ẩm ương” này, bố mẹ chắc chắn sẽ rất vui.
Tuỳ vào từng độ tuổi nhất định, bố mẹ nên có những nội dung giáo dục và cách truyền đạt phù hợp với khả năng tiếp nhận kiến thức của bé.
Tuổi nào, nội dung đó
Bố mẹ cần lưu ý về nội dung và cách truyền tải phù hợp theo từng độ tuổi của con. Đừng nên bắt trẻ “chín ép” với nhiều kiến thức bị nhồi nhét quá mức. Ngược lại, việc cho bé tiếp cận câu chuyện giới tính quá muộn cũng không hay.
Tạo không khí cởi mở, thân mật:
Giới tính vốn là chuyện khó nói. Và càng khó nói hơn nếu bố mẹ để bé phải kể những chuyện này trong không khí căng như dây đàn. Chỉ cần tạo không khí cởi mở, thân mật, bé sẽ dễ dàng chia sẻ tất cả mọi chuyện đang “gút mắc”.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4513″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]
Chỗ dựa vững chắc
Dù cho có bất cứ chuyện xấu nào xảy ra, bố mẹ sẽ luôn tin con. Nếu trẻ bị xâm hại tình dục, bố mẹ sẽ đứng ra bảo vệ và là chỗ dựa vững chắc cho con. Khi đã tạo một niềm tin vững vàng đến từ hai phía, cả bố mẹ và trẻ sẽ dễ trao đổi hay tìm hiểu nếu có vấn đề xảy ra.
Tóm lại, ở mỗi giai đoạn bé trưởng thành và lớn lên, bố mẹ nên cân nhắc để cho con tiếp cận về giới tính đúng hướng và có hướng giải quyết kịp thời, ổn thoả nhất.
Chúc bố mẹ sẽ giáo dục giới tính thành công cho trẻ nhé![/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]