[vc_row][vc_column][vc_column_text]☀️☀️ Chúng mình thấy rất nhiều bà mẹ sẵn sàng hi sinh tuổi xuân, công việc, sắc đẹp… chỉ để chăm sóc, nuôi dạy con thật tốt. Họ sẵn sàng ăn những thức ăn thừa sắp hỏng để dành đồ ăn ngon cho con, họ mặc quần áo cũ nhàu để dành tiền mua cho con quần áo đẹp, không thua kém bạn bè. Chúng mình ngưỡng mộ những bà mẹ như thế, nhưng đó không phải là cách chúng mình sẽ sống, sẽ làm mẹ. Mình sẽ luôn đặt mình lên trước con. Mình sẽ chia nửa số đồ ăn ngon và dở ra, hai mẹ con cùng ăn, để con biết trân trọng đồ ăn. Mình sẽ mua quần áo đẹp cho mình nhiều hơn cho con vì mình đẹp thì con cũng tự hào, mình đẹp thì mình thấy vui, đỡ cằn nhằn hơn. Trẻ con mặc quần áo cũ cũng dễ chơi bời, lấm bẩn mà ko phải lo lắng, ba mẹ đỡ xót tiền, bớt thời gian giặt giũ hơn, bớt nổi nóng với con hơn. Và cả mẹ và con đều thoải mái. Giống như khi bạn đi máy bay, quy định an toàn là trong trường hợp có sự cố, bạn PHẢI MẶC ÁO PHAO CHO MÌNH TRƯỚC RỒI MỚI MẶC CHO CON.[/vc_column_text][vc_column_text]🍀🍀Có thể các bạn sẽ nghĩ rằng đứa con của những bà mẹ chỉ nghĩ đến mình đầu tiên sẽ trở nên ích kỉ? Nhưng chuyện con bạn có ích kỉ hay không với chuyện con đặt bản thân lên trước, yêu bản thân, có liên quan đến nhau, nhưng ko nhất thiết là cùng nhau. Nó còn phụ thuộc vào cách bạn dạy con chia sẻ và cách bạn đặt mình lên trước con như thế nào nữa.

Mình mong ba mẹ bớt hi sinh đi, bớt làm tất cả vì con đi, ba mẹ tự lo lắng và yêu thương bản thân cũng là một hình mẫu để trẻ học được cách trân trọng mình, và khi trưởng thành sẽ sống có trách nhiệm hơn.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4483″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]🌸🌸Chìa khóa để xây dựng một hình mẫu cha mẹ có thể xa lạ với bạn, nhưng cụ thể thế này: trẻ luôn bắt chước những người lớn có trách nhiệm và những hành vi tốt của người khác bằng cách chăm sóc tốt bản thân mình. Câu châm ngôn phải chăm sóc tốt bản thân, thậm chí phải đặt bản thân lên trước có thể đối lập với quan điểm hiện tại về nuôi dạy con. Nhiều cha mẹ tin rằng con cái phải luôn luôn được ưu tiên. Không phải mọi sự hi sinh đều tốt. Cha mẹ kiểu này sẽ kiêm nhiệm vụ tài xế, người giao hàng, đồng hồ báo thức, đại lý du lịch, phân tích tài chính. Tuy nhiên, trẻ lớn lên với sự sắp xếp như vậy lại thấy rằng cha mẹ mình không chăm sóc tốt cho bản thân. Họ luôn đặt con cái lên đầu và để bản thân cuối cùng. Trẻ sẽ bắt chước hành vi này bằng cách đặt mình xuống cuối cùng trong mọi quyết định.[/vc_column_text][vc_column_text]🔆🔆Khi bước vào trung học, họ tự hỏi tại sao con mình lại đánh giá bản thân mình kém như thế. Và rồi, ba mẹ than rằng, “Tôi luôn đặt bọn trẻ lên trên hết. Tôi luôn làm mọi thứ cho chúng.” Trong thực tế, những thanh niên đánh giá thấp bản thân đang mô phỏng lại mô hình của cha mẹ họ.

Tất nhiên, là cha mẹ, chúng ta không bao giờ đặt mình lên trước con. Chúng ta không muốn con bị thua thiệt. Chúng ta muốn con giành chiến thắng, nhưng chúng ta cũng muốn chiến thắng. Vì vậy, chúng ta luôn luôn phấn đấu để hai bên đều chiến thắng, nghĩa là đặt ba mẹ và con ngang hàng nhau. Chúng ta muốn cảm thấy vui, và chúng ta cũng muốn con thấy vui, vì vậy ta cần làm mẫu bằng việc chăm sóc bản thân mình một cách tốt nhất.

Chúng ta đôi khi vẫn làm một số thứ cho trẻ. Nhưng những việc này cần được đặt vào một con đường hai chiều, nơi mà cả hai bên đều giành chiến thắng. Vì vậy, chúng ta thích đưa con gái đến trận đá bóng của con, không chỉ vì con rất thích điều đó, mà còn bởi vì chúng ta thích được dành thời gian với con và cho con cơ hội trở nên nổi bật. Chúng ta cũng thích đưa con trai đến lớp học âm nhạc vì chúng ta cảm thấy tuyệt vời khi theo dõi quá trình tiến bộ của con, trò chuyện với con khi đi trên xe, và nói chung là nuôi dưỡng một cuộc sống mà niềm hạnh phúc của con cũng phản ánh niềm hạnh phúc của mình.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4460″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Đối với những phụ huynh không hài lòng và đòi hỏi nhiều ở con cái của họ, cuộc sống trở thành con đường một chiều. Cha mẹ làm nhiều việc cho con nhưng đứa trẻ lại cảm thấy không cần thiết phải báo đáp cha mẹ. Trẻ em chỉ biết nhận, và cha mẹ chỉ biết cho.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]