[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Hàng triệu trẻ em phải nghỉ học và thực hiện cách ly trong chính ngôi nhà của mình. Vừa qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc – UNICEF (tiếng Anh: United Nations International Children’s Emergency Fund) đã chia sẻ trên website của Quỹ về những hoạt động chăm sóc con trong mùa dịch Covid-19 để ba mẹ có thể giúp trẻ học thông qua vui chơi cho mọi lứa tuổi.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Học tập thông qua vui chơi là gì ?

Trẻ con không bao giờ thiếu năng lượng dành cho việc vui chơi và khám phá thế giới xuanh quanh. Phương pháp học qua chơi được xây dựng từ điều cốt lõi này, sử dụng các trò chơi để truyền đạt kiến thức một cách tự nhiên nhất. Nhờ vậy, những đứa trẻ có thể thỏa sức tò mò, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề bằng trí tưởng tượng vô tận qua những trò chơi vui vẻ.

Học bằng phương pháp chơi sẽ thúc đẩy khả năng tự nhiên của trẻ bằng sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên hoặc ba me sẽ đóng vai trò là người khuyến khích khả năng học và hỏi qua các hoạt động giúp kích thích khả năng suy nghĩ của trẻ.[/vc_column_text][vc_column_text]

Học tập thông qua vui chơi có lợi ích gì ?

Tham gia những trò chơi sẽ giúp trẻ hào hứng và não bộ tự khám phá ra vấn đề. Từ đó, sẽ tạo động lực cho trẻ em trở nên chủ động với môi trường xung quanh, thúc đẩy sự tập trung trong việc học. Trẻ sẽ được tham gia vào quá trình tư duy linh hoạt ở cấp độ cao bao gồm cách giải quyết vấn đề, phân tích, đánh giá, áp dụng kiến thức và tư duy sáng tạo.

Các hoạt động vui chơi còn giúp tăng trí tưởng tượng, thúc đẩy sự tò mò và tạo ra thái độ nhiệt tình, tính kiên trì đối với việc học ở trẻ. Kiến thức và kĩ năng trẻ có được qua các trò chơi không thể đạt được thông qua việc học “vẹt”. Bởi lẽ, khi học vẹt trẻ sẽ chỉ học thuộc đơn thuần kiến thức mà không có sự tìm tòi hiểu sâu về vấn đề.[/vc_column_text][vc_column_text]

5 hình thức “học tập thông qua vui chơi” hiệu quả

Có nhiều hình thức vui chơi khác nhau vừa vui vừa mang tính giáo dục hiệu quả như ngôn ngữ, con số, đồ vật, đóng kịch và trò chơi âm nhạc tạo cho trẻ cơ hội khám phá và thể hiện bản thân một cách an toàn và vui vẻ[/vc_column_text][vc_column_text]

1. Trò chơi vận động

[/vc_column_text][vc_video link=”https://www.youtube.com/watch?v=1Zy-tTP1k5c&feature=emb_title” align=”center”][vc_column_text]
  • Sáng tạo một điệu nhảy cho các bài hát yêu thích của con. Ví dụ, người đầu tiên  thực hiện một điệu nhảy và mọi người làm theo. Mọi người thay phiên nhau là người sáng tác một điệu nhảy mới
  • “Thử thách” xem ai có thể chạm ngón chân – nhảy vung tay, chạm ngón chân đảo bên nhiều nhất trong vòng một phút
  • “Bắt chước” lẫn nhau – theo nét mặt, cử động, âm thanh. Một người có thể bắt đầu trước để những người khác bắt chước và sau đó chuyển đổi. Hãy thử chơi mà không cần người dẫn đầu!
  • Nhảy đóng băng: Bật nhạc hoặc một người hát, và những người khác nhảy múa. Khi nhạc dừng lại, mọi người phải đóng băng. Người cuối cùng vẫn nhảy trở thành giám sát viên cho vòng tiếp theo
  • Vũ điệu động vật: Tương tự như trên nhưng khi âm nhạc dừng lại, hãy gọi tên một con vật và mọi người phải trở thành con vật đó
[/vc_column_text][vc_column_text]

2. Kể chuyện

[/vc_column_text][vc_single_image image=”3716″ img_size=”large” add_caption=”yes” alignment=”center”][vc_column_text]
  • Kể cho con những câu chuyện từ thời thơ thấu của bạn
  • Yêu cầu trẻ cũng kể lại một câu chuyện
  • Cùng nhau sáng tác một câu chuyện bắt đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa…” sau đó mỗi ngày sáng tác thêm một câu mới
  • Diễn lại một câu chuyện hoặc bộ phim yêu thích – trẻ lớn hơn thậm chí có thể hướng dẫn trẻ nhỏ hơn trong khi học về trách nhiệm
[/vc_column_text][vc_column_text]

3. Biến đổi đồ vật

[/vc_column_text][vc_single_image image=”4260″ img_size=”large” add_caption=”yes” alignment=”center”][vc_column_text]
  • Các vật dụng gia đình hàng ngày như chổi, giẻ lau hoặc khăn quàng cổ có thể trở thành đạo cụ thú vị cho các trò chơi
  • Đặt một vật ở giữa phòng và bất cứ khi nào ai đó có ý tưởng, người đó sẽ nhảy vào và chỉ cho những người còn lại biết vật đó có thể là gì
  • Ví dụ, một cây chổi có thể trở thành một con ngựa hoặc micro hoặc thậm chí là một cây đàn ghi-ta!
[/vc_column_text][vc_column_text]

4. Trò chơi trí nhớ

[/vc_column_text][vc_single_image image=”4612″ img_size=”large” add_caption=”yes” alignment=”center”][vc_column_text]
  • Người đầu tiên nói, khi COVID-19 và giãn cách xã hội kết thúc, tôi sẽ đi đến … (ví dụ: công viên).
  • Người thứ hai sẽ nối tiếp người thứ nhất, “Khi COVID-19 và giãn cách xã hội kết thúc, tôi sẽ đến công viên và … (ví dụ: đi thăm người bạn thân nhất của tôi)
  • Người tiếp sau sẽ thêm vào câu của người trước đó, cố gắng nghĩ ra tất cả những điều thú vị để làm khi COVID-19 và giãn cách xã hội kết thúc
[/vc_column_text][vc_column_text]

5. Hát

[/vc_column_text][vc_single_image image=”4440″ img_size=”large” add_caption=”yes” alignment=”center”][vc_column_text]
  • Hát những bài hát cho trẻ nhỏ giúp phát triển ngôn ngữ
  • Chơi hoặc hát một bài hát, và người đầu tiên đoán đúng tên bài hát sẽ trở thành chủ trò tiếp theo
  • Sáng tác một bài hát về rửa tay và giãn cách xã hội. Thêm vào những điệu nhảy

Nguồn: Unicef Việt Nam

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]