[vc_row][vc_column][vc_column_text]Câu chuyện 1 em bé Trung Quốc đi học mẫu giáo bị sụt 3 kg sau nửa tháng đã gióng lên hồi chuông cấp thiết đối với bố mẹ. Bởi nguyên nhân sâu xa của vấn đề này không phải do cách chăm sóc, nuôi dạy của các cô giáo mà chính là cách dạy trẻ tự lập từ nhỏ của bố mẹ.[/vc_column_text][vc_column_text]

Bài học từ câu chuyện Tiểu Hào đi mẫu giáo

Câu chuyện được đăng mới đây trên một nhóm dành cho các bà mẹ có con mẫu giáo ở Trung Quốc nhận được nhiều sự quan tâm. Theo đó, cậu bé Tiểu Hảo được 4 tuổi và đã đến tuổi mẫu giáo.

Mẹ Tiểu Hảo đã gửi con đến trường mẫu giáo tốt nhất gần đó. Lúc đầu, cậu bé rất vui khi được đến trường, nhưng sau bé ngày càng không thích, thậm chí có hôm khóc quấy.[/vc_column_text][vc_column_text]

Bé gầy đi nhưng không phải do cô giáo

Hơn nữa, người mẹ thấy một hiện tượng kỳ lạ, cô cảm thấy Tiểu Hảo dường như ngày càng gầy hơn. Ban đầu mẹ nghĩ rằng đó là vì con chưa hợp thức ăn ở trường, nhưng nửa tháng trôi qua và Tiểu Hảo thực sự đã giảm 3 cân.

Đứa trẻ trả lời rằng con ăn không no ở trường. Người mẹ tức giận. Cô đã nộp tiền ăn cho nhà trường rất nhiều tiền, nhưng con vẫn đói?

Mẹ Tiểu Hảo quyết tâm đến trường con chất vấn. Tuy nhiên, cô giáo của Tiểu Hảo khiến mẹ cảm thấy xấu hổ.
[/vc_column_text][vc_column_text]

Vấn đề nằm ở vấn đề dạy trẻ tự lập từ bé

Cô giáo nói rằng Tiểu Hảo đã 4 tuổi, không những không thể dùng đũa. Thậm chí chiếc thìa cũng không sử dụng được, rất khác với những đứa trẻ khác.

Hóa ra, mặc dù Tiểu Hảo đã 4 tuổi, cậu bé vẫn được mẹ xúc cho ở nhà. Khi bé đi nhà trẻ, cậu không theo kịp các bạn vào giờ ăn.[/vc_column_text][vc_column_text]

Tầm quan trọng của việc dạy trẻ tự lập từ nhỏ

Từ câu chuyện của Tiểu Hào có thể thấy rằng trong quá trình trưởng thành của trẻ, cha mẹ cần học cách tạo không gian tự lập cho con cái. Sau tất cả, cha mẹ không thể luôn là người lo lắng, làm thay mọi việc cho con.[/vc_column_text][vc_column_text]

Dạy con làm những công việc cá nhân

Cha mẹ không thể luôn đắm chìm trong ý tưởng rằng con vẫn còn bé và nhiều thứ không được tốt. Chúng ta không thể sử dụng các tiêu chuẩn của riêng mình để yêu cầu trẻ em.

Chúng ta không thể giúp đỡ con mãi mãi, điều này sẽ chỉ khiến cho trẻ học chậm và sẽ không làm những việc của riêng con. Chẳng hạn, mẹ có thể từ từ cố gắng để trẻ tự ăn, mặc quần áo… Từng bước, để con dần học cách làm việc cá nhân.[/vc_column_text][vc_column_text]

Khen thưởng khi trẻ tự lập

Sự hỗ trợ và khuyến khích của gia đình trong quá trình phát triển của trẻ là rất quan trọng. Khi một đứa trẻ được khen ngợi sau khi làm một việc, sẽ tạo ra sự nhiệt tình.

Bé sẽ kiên trì hơn để hoàn thành nhiều nhiệm vụ sau này và đạt được mục tiêu. Vì vậy, cha mẹ nên học cách “buông tay” kịp thời và không quên dành sự hỗ trợ và khuyến khích cho trẻ.[/vc_column_text][vc_column_text]

Cho con có cơ hội tự chủ

Về một số vấn đề không cần quá nguyên tắc, đứa trẻ có thể có quyền tự quyết định, hãy để con tự do. Ví dụ, chúng ta thích cất đồ chơi trong hộp, nhưng trẻ em thích đặt đồ chơi ở những nơi khác nhau.

Với vấn đề này, mẹ có thể tôn trọng sự lựa chọn của con và để con làm chủ. Khi một đứa trẻ có quyền tự chủ, con sẽ sẵn sàng đảm nhận nhiều thứ hơn.[/vc_column_text][vc_column_text]Nhìn chung, trong quá trình nuôi dạy bé, bố mẹ cần biết cách dạy trẻ độc lập từ nhỏ. Đó là cách giúp trẻ tự chăm sóc về sau này. Đồng thời nó cũng giúp bé phát triển thuận lợi như bạn bè trang lứa.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]