[vc_row][vc_column][vc_column_text]Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM tiết lộ vài mẹo nhỏ để giúp bé ăn dễ hơn.[/vc_column_text][vc_column_text]1.  Chọn chén bát có hình thù ngộ nghĩnh như hình con cá, con ếch, con voi tròn to…với nhiều màu sắc khác nhau. Thay đổi muỗng ăn hàng ngày cho bé. Hôm nay ăn muỗng hình con thú này, ngày mai ăn muỗng hình dạng khác cũng sẽ giúp bé thích ăn hơn.

2.  Thay đổi khẩu vị hàng ngày cho bé để không bị chán. Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi gia vị nêm trong thức ăn cho bé, ví dụ, hôm nay nêm muối, hôm sau nêm nước mắm, rồi tới nước tương… Cũng có thể cho bé ăn một ngày ba món. Nếu bé ngán cháo, cho bé ăn hủ tiếu, phở xắt nhuyễn, mềm, hoặc cũng có thể ăn một ít mì gói.

3.  Tạo tâm lý thoải mái khi cho bé ăn. Vừa cho bé ăn, vừa kể những câu chuyện thú vị cho bé nghe. Hoặc vừa ăn vừa chơi. Tuyệt đối tránh nài ép, đe dọa bé trong khi ăn uống. Vì nếu bé khóc dẫn tới dễ bị sặc, đồng thời tạo tâm lý sợ hãi càng không muốn ăn, lần sau chỉ cần nhìn thấy mang thức ăn ra đã sợ hãi.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4388″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]4. Đừng cho bé uống nước trái cây hoặc bánh ngọt trong bữa ăn. Có thể cho bé ăn trước đó, hoặc ăn sau bữa ăn để cữ ăn của bé được liền mạch.

5. Cho bé ăn món hợp với tình hình sức khỏe. Nếu bé mệt mỏi, nên cho bé ăn món ăn mềm, dễ tiêu hóa. Cũng có thể cho bé tự xúc, tự đút thức ăn. Nếu bé lớn hơn một chút, có thể vừa cho bé ăn, vừa cho bé biết giá trị dinh dưỡng của từng món ăn, ví dụ: con ăn cà rốt cho sáng mắt nè; ăn cá, tôm cho xương cứng cáp…

6. Bạn nên thử cho bé tự chọn món ăn bé thích. Trong khi chế biến thức ăn, nên cho bé tham gia cùng (những bé khoảng 2 tuổi lên), ví dụ nhặt rau cùng mẹ, rau củ, quả, xay nước hoa quả.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]