[vc_row][vc_column][vc_column_text]Theo bác sĩ dinh dưỡng Trần Thị Minh Nguyệt – chuyên gia dinh dưỡng Nutifood, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa (đau bụng, sốt, ói, tiêu chảy…) luôn gia tăng trong dịp Tết. Nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ bận rộn, cho trẻ ăn uống không điều độ, giờ giấc các bữa đảo lộn, thức ăn nhiều đường và chất béo khó tiêu, đồ hàng quán nhiễm khuẩn, thực phẩm biến chất do lưu trữ nhiều ngày…

Để trẻ ăn uống khỏe mạnh, bác Nguyệt lưu ý 7 điều dưới đây.[/vc_column_text][vc_column_text]

1. Hạn chế bánh kẹo

Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, chỉ thưởng thức chút ít sau các bữa chính. Các loại thực phẩm giàu năng lượng như bánh chưng, món chiên rán, chả giò, lạp xưởng chế biến sẵn… nên ăn chừng mực.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4711″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]

2. Tăng rau xanh

Tâm lý “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” khiến các gia đình tụ tập ăn uống thoải mái. Bữa ăn ngày Tết thường nhiều đạm, ít rau xanh. Thiếu rau xanh khiến trẻ dễ táo bón, ợ nóng, khó tiêu. Mẹ nên tích trữ nhiều rau xanh trong mùa Tết để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và hỗ trợ bé tiêu hóa dễ dàng.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4471″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]

3. Ăn đúng giờ, đủ bữa

Nhiều cha mẹ bận rộn ngày Tết hoặc gặp di chuyển về quê xa, mà xuề xòa chuyện ăn uống đúng giờ, đủ bữa của con. Phụ huynh cần duy trì thời gian biểu 3 bữa càng giống ngày thường càng tốt. Giờ giấc đảo lộn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé “biểu tình”.[/vc_column_text][vc_column_text]

4. Cân đối khẩu phần ăn

Bữa ăn vẫn cần đủ 4 nhóm chất (đạm, béo, đường bột, vitamin và khoáng chất). Mẹ có thể chế biến các món ăn nhanh mà vẫn đủ chất cho bé như cơm mềm, cháo, mì, nui, hủ tíu nấu với thịt, cá, trứng hoặc đậu phụ, rau củ… Khi đi tàu xe, nên chuẩn bị cho bé vài lát sandwich với dăm bông, phô mai, thêm quả chuối cau và hộp sữa bột pha sẵn là đủ.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4689″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]

5. Bổ sung thêm bữa phụ

Giữa các bữa chính nên bổ sung 2-3 bữa phụ bằng hoa quả, ngũ cốc, sữa dinh dưỡng. Bữa phụ sáng nên bắt đầu lúc 9h, phụ chiều 16h, phụ tối 20h trước khi đi ngủ. Nên uống tăng sữa nếu bé không thể ăn uống đầy đủ như ở nhà.[/vc_column_text][vc_column_text]

6. Uống nhiều nước

Tết trùng với thời điểm giao mùa đông – xuân ở miền Bắc và đợt hanh khô ở miền Nam. Trẻ không chỉ mất nước vì thời tiết, mà còn bởi tâm lý lơ là, lười uống nước, ham rượu bia của cha mẹ. Vì vậy, phụ huynh nên nhắc trẻ uống đủ nước lọc, trái cây ép; hạn chế nước ngọt và bim bim, bánh kẹo gây mất nước.[/vc_column_text][vc_single_image image=”4700″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]

7. Bảo quản thức ăn đúng cách

Tết thường bày vẽ nhiều món ngon để cúng tổ tiên, đãi tiệc… Thức ăn nấu xong phải chờ thờ cúng, nên dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn. Ông bà, cha mẹ cũng hay lưu trữ đồ dư thừa qua nhiều ngày, thậm chí bánh chưng để ngoài trời cả tuần lễ. Trẻ có nguy cơ tiêu chảy cao nếu dùng phải thức ăn nhiễm khuẩn, dù chưa có mùi ôi thiu. Ngày Tết, tốt nhất cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn đồ tươi mới nhằm đảm bảo vệ sinh.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]